Hỗ trợ trực tuyến

Giỏ hàng của bạn

Tổng số sản phẩm trong giỏ hàng
Có 0 sản phẩm
Tổng giá trị đơn hàng
0 đ

Tin mới nhất

"Lắc đầu" sau khi đi bơi là một sai lầm nghiêm trọng, mẹ nào cũng cần xem lại

Cập nhật: 25/12/2019 03:53 - Lượt xem: 2022

Khi đi bơi, trẻ nhỏ thường hay đùa nghịch, bơi lội dưới nước mà quên mất việc phải sử dụng nút bảo vệ tai. Và với thói quen mẹ dặn: " lắc đầu sau khi bơi để nước ra khỏi tai" đã vô tình gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Hậu quả khi nước đọng trong tai trẻ

Nếu để nước ( đặc biệt là nước bể bơi) đọng trong tai của bé có thể gây ra tình trạng viêm tai. Đây là một bệnh nhiễm trùng trong ống tai, do nước bị mắc kẹt bên trong ống.
Hơn nữa, trong môi trường nước chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút và tạo ra môi trường ẩm ướt trong tai khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây nhiễm trùng.

Với các triệu chứng khó chịu: bàn đầu sẽ gây ủng đỏ và ngứa nhẹ, dần dần đau ở tai và quanh đầu, tắc nghẹn ống tủy, dịch tai rò rỉ, sưng các tuyến ở cổ. Và nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thính giác, tổn thương xương, sụn tai của bé.

Tại sao lắc đầu sau khi bơi lại là một thói quen nguy hiểm?

Thông thường mỗi lần con bơi, vì sợ nước bể bơi đọng trong tai nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm tai, nên hầu hết bố mẹ đều nhắc con " lắc đầu sau khi tắm" để đẩy nước ra khỏi ngoài tai.

Tuy nhiên, theo một kết quả nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Mỹ ở Seattle, các nhà khoa học thuộc trường đại học nổi tiếng Cornell đã chỉ ra rằng: " Nếu trẻ có thói quen lắc đầu để đẩy nước ra ngoài sau khi bơi, khi tắm thì bố mẹ nên ngăn cấm ngay hành động này."
Vì đây là hoạt động tưởng vô hại nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho não bộ của trẻ nhỏ. Bởi tai vốn dĩ có cấu trúc rất phức tạp với nhiều ống và vách nhỏ. Do vậy, để có thể đẩy được nước trong ống tai, vách tai, bé phải sử dụng lực rất mạnh để lắc đầu, khiến não bộ bị tổn thương.
Hơn nữa, để có thể đẩy nước ra ngoài, cần phải có lực gia tốc lớn gấp 10 lần cho phép so với kích thước của tai trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến não của bé có thể bị sưng, tổn thương do vị va đập...dẫn đến chấn thương não và như vậy thì hậu quả thật khôn lường.

Khuyến cáo của các nhà khoa học

Chính vì những nguy hại trên mà các nhà khoa học cũng khuyến cao tới các bậc phụ huynh thay vì hướng dẫn con lắc đầu mạnh thì hãy sử dụng các biện pháp an toàn hơn để bảo vệ đôi tai và não bộ của bé. 
Và dưới đây là những phương pháp an toàn để có thể giúp con đẩy nước từ trong tai ra ngoài hiệu quả.
- Cách đơn giản nhất là để trẻ nằm nghiêng hoặc lắc lư dái tai của bé để từ từ đẩy nước ra ngoài.
- Nhỏ một vài giọt rượu, giấm vào tai để nước chảy ra dễ dàng hơn. Vì sức căng bề mặt của chất lỏng là nguyên nhân khiến nước bị mắc kẹt trong ống tai. Do vậy, nếu nhỏ một vài giọt chất lỏng khác có sức căng bề mặt thấp hơn sẽ giúp giảm áp lực căng bề mặt ( theo nghiên cứu của tác giả Anuj Baskota)
- Sử dụng vải ấm và áp vào tai 30 giây, lặp đi lặp lại 4,5 lần và mỗi lần cách nhau 1 phút. Sau đó nằm nghiêng đầu về một phía để nước dần rỉ ra ngoài tai.
- Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và để cách xa tai khoảng 30cm, đồng thời kéo dái tai trong xuống. Điều này sẽ giúp nước trong tai sẽ bốc hơi.
- Pha loãng dung dịch rửa Hydrogen Peroxide với nước và nhỏ từ 3 - 4 giọt vào tai. Sau đó nằm nghiêng đầu để chất lỏng ra ngoài.
- Tốt nhất để tránh tình trạng nước vào tai của bé, bố mẹ hãy hình thành cho bé thói quen sử dụng nút bịt tai để ngăn ngừa nước vào tai.