Hỗ trợ trực tuyến

Giỏ hàng của bạn

Tổng số sản phẩm trong giỏ hàng
Có 0 sản phẩm
Tổng giá trị đơn hàng
0 đ

Tin mới nhất

Bạn có biết - Vì sao bơi ở biển thường chậm hơn bơi ở bể bơi

Cập nhật: 18/10/2019 03:28 - Lượt xem: 4250

Bạn có thường thắc mắc tại sao khi luyện tập bơi lội ở nhà đều có thành tích khá tốt mà khi thi đấu ở ngoài trời lại không thể đạt như vậy. Có rất nhiều yếu tố làm cản trở quá trình bơi của bạn ở ngoài trời, tham khảo bài viết dưới đây để khắc phục nhé.

Các HLV bơi lội thường được nghe đi nghe lại những câu hỏi: " Tại sao khi bơi ở biển, điều kiện biển rộng hơn, dễ nổi hơn lại không phải quay đầu đạp thành trong mỗi vòng bơi, nhưng tịa sao lại vẫn bơi chậm hơn so với tốc độ bình thường khi bơi ở bể bơi?"...
Vậy nguyên nhân là do đâu mà khi bơi ở biển, bạn lại bơi chậm vậy?
Thủ phạm chính là bơi " mua đường" hay còn gọi là bơi zig- zag. Thông thường bạn có thể bơi pace nhanh với chiều dài 1900m nhưng bạn lại bơi lố lên tới 2200m. Do vậy mà dự tính chỉ mất 39 phút bạn bơi hết quãng đưỡng nhưng lại bị lố thành 45 phút trên thực tế.
Trong các cuộc thi bơi ngoài trời, chúng ta thường phân thành các giai đoạn khác nhau: trước cuộc thi, khởi động, bắt đầu, giữa cuộc đua, kết thúc bơi và lên bờ. Khi đã phân thành từng giai đoạn như trên, bạn có thể cải thiện thành tích bơi của mình theo từng giai đoạn đó.

1. Khởi động

Khởi động là một giai đoạn đặc biệt cần thiết mà bất kỳ VĐV nào cũng cần thực hiện để đảm bảo một buổi bơi tốt và an toàn. Do vậy, trong các buổi bơi, VĐV đều phải khởi động từ 10 - 30 phút để giúp các bạn chuẩn bị tốt kỹ thuật, làm nóng người và tăng dần nhịp tim, để khi xuống bơi không bị bỡ ngỡ và tránh gặp phải các tai nạn trong lúc bơi.

Ngoài ra, việc khởi động này còn đặc biệt giúp bạn có năng lượng tốt khi bắt đầu thi đấu, vì thông thường trong các buổi thi đấu bơi lội, bạn không có thời gian để khởi động dưới nước.
Hơn nữa nếu bơi trong vùng nước lạnh, khởi động trước sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể để thích nghi với môi trường dưới nước.

2. Mặc wetsuit không vừa

Thông thường bạn ít khi để ý đến vấn đề này và cho rằng không cần thiết. Nhưng thực ra, việc mặc wetsuit không vừa cũng ảnh hưởng đến kết quả bơi của bạn. Vì nếu mặc bộ wetsuit quá nhỏ, quá chật khiến việc hoạt động quạt tay, đạp chân sẽ bị gò bó gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tốc độ bơi, thậm chí quá bó ngực còn gây khó khăn trong việc thở.

Mặt khác, nếu bộ wetsuit quá rộng sẽ khiến nước liên tục tràn vào bên trong khiến trọng lượng cơ thể của người bơi lớn hơn và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình bơi.
Bạn cũng nên tránh lựa chọn một bộ wetsuit không ấm hoặc không nổi.
Tuy nhiên, lựa chọn một bộ quá nổi cũng có thể gây ra vấn đề: khiến cho việc đạp chân và xoay người gây khó khăn hơn. Nếu chân và ngực quá nổi sẽ khiến người bơi bị cong lưng, việc bơi nhanh trở lên khó khăn. Lúc này, các VĐV phải liên tục ngẩng đầu để xác định phương hướng di chuyển nên sẽ cản trở việc bơi.

3. Thiếu tự tin

Việc bơi ngoài trời là điều kiện để bạn thử nghiệm tốc độ bơi và chiến lược khi bơi trong môi trường mới. Bơi ngoài trời còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: gió, sóng to, mưa lớn...Do vậy nếu bạn chủ quan thì bạn sẽ không thể vượt qua nổi cuộc đua này.
Vì thế, bạn cần phải luyện tập nhiều bơi lội ngoài trời để vạch cho mình một chiếc lược thi nếu xảy ra các tình huống khó khăn trên.

4. Thay đổi kỹ thuật bơi 

Giả sử nếu bạn đang bơi trong điều kiện sóng lớn thì phải thay đổi kỹ thuật bơi phù hợp mới đảm bảo bạn bạn đạt kết quả tốt: Nếu bơi ngược dòng, rướn tay dài và kéo dài phần nước và quạt tay thì bạn sẽ bơi chậm hơn nhiều. Ngược lại, nếu bơi xuôi dòng mà bạn quạt tay nhanh, ngắn chỉ khiến bạn thêm tốn sức chứ không nhanh hơn chút nào.
Ngoài ra, khi vòng qua các phao lớn, bạn nên lựa chọn động tác bơi ngửa để vừa có thể quan sát vừa ôm phao cua dễ dàng hơn mà không cần phải sighting quá nhiều.

5. Xuất phát

Trong các cuộc thi bơi, vạch xuất phát chật chội cũng khiến bạn khó có thể vào nhịp bơi của mình và lúc này bạn rất dễ bị bơi sai đường, hoặc bạn phải điều hướng nhiều hơn và bơi chậm hơn. Do vậy cách tốt nhất bạn nên chọn xuất phát với các tốp bơi có trình độ cao dần vừa giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và khả năng bơi tốt hơn. Khi tới khoảng trống, bạn bắt đầu vào nhịp bơi của mình và bơi đều, giữ nhịp thở, nhịp tim ổn định ở mức vừa phải

6. Đạp chân quá ít hoặc quá nhiều

Đạp chân nhiều giúp cơ thể nhanh nổi và tăng tốc độ hơn nhưng lại dễ mất sức. Đạp chân quá ít thì tay phải làm việc nhiều cũng khiến cơ thể mất sức nhiều hơn. Do vậy, VĐV bơi cần phải tìm ra kiểu đập chân phù hợp với khả năng của mình, đồng thời phối hợp các cơ khác để hỗ trợ các động tác bơi.

7. Đường bơi phức tạp

Có nhiều cuộc thi bơi ngoài trời với đường đua phức tạp khiến bạn lạ lẫm và hoang mang khi gặp phải. Do vậy, biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Do vậy bạn phải nắm bắt và tập thử trước mỗi giải đấu để đảm bảo bản thân đã quen với môi trường này, như vậy kết quả mới đạt cao nhất.
Sai lầm cuối cùng khiến tốc độ bơi ngoài trời chậm hơn là do ngộ nhận thành tích và trình độ của bản thân. Vì có nhiều bể bơi thực chất không đúng chính xác kích thước chiều dài khiến bạn bị ngộ nhận khả năng của bản thân. Chỉ hơn kém nhau 1 - 2m thôi cũng đã nói lên rất nhiều rồi.