Hỗ trợ trực tuyến

Giỏ hàng của bạn

Tổng số sản phẩm trong giỏ hàng
Có 0 sản phẩm
Tổng giá trị đơn hàng
0 đ

Tin mới nhất

Kỹ năng phòng chống " chuột rút" khi đi bơi

Cập nhật: 19/07/2019 03:45 - Lượt xem: 3146

" Chuột rút" là rủi ro nguy hiểm trong lúc bơi kể cả đối với người mới biết bơi hay bơi chuyên nghiệp. Nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên nhân chính gây ra "chuột rút" là do thiếu oxy cho cơ bắp hoặc là cơ thể bị thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải này có thể gây ra tình trạng chuột rút, hạ canxi máu ( do thiếu canxi) hay hạ kali máu (thiếu kali) do mồ hôi ra quá nhiều mà không được bù đắp kịp thời.

Và khi tình trạng chuột rút xảy ra sẽ làm giảm khả năng bơi lội, nghiêm trọng hơn có thể gây ra đuối nước, nguy hiểm đến tính mạng.
Với những bạn ngâm trong nước quá lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hoặc lúc gần tối , bỏ bữa...sẽ gia tăng nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết và dẫn đến " chuột rút". Tuy nhiên cũng không vì thế mà bơi lúc ăn no, sẽ không bị chuột rút, vì khi bụng căng đầy, hệ tuần hoàn sẽ phải làm việc quá tải nên sẽ không cung cấp đủ oxy cho các cơ và giữ bình ổn thân nhiệt cho bạn. Do vậy, để tình trạng " chuột rút" không xảy ra, bạn cần thực hiện các giai đoạn trong buổi bơi một cách khoa học, bài bản

1. Trước khi xuống nước:

Khi đi bơi trong thời gian nắng nóng ( đặc biệt là khoảng từ tháng 5 - tháng 8) bạn nên uống nước đầy đủ. Hoặc để phòng tránh mất nước, bạn có thể uống nước chanh muối ( tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối /1 lít nước/1 nửa quả chanh). Cốc nước này sẽ giúp bạn giữ nước trong suốt quá trình bơi.

Ngoài ra, bạn tuyệt đối phải khởi động trước khi bơi 30 phút.

Các động tác khởi động cơ bắp, các khớp. Bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục buổi sáng.
Chạy cự ly ngắn ( 100m) theo mức độ dần dần từ chậm - nhanh dần - chậm dần để trở về trạng thái cân bằng.
Tập trung khởi động các khớp: khớp đốt sống cổ, lưng, khớp hông, khớp gối, cổ chân, bàn chân, khớp vai, khuỷu, cổ tay, ngón tay. Thực hiện vận động xoay vòng các khớp này theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

2. Khi xuống nước

Khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nước sẽ diễn ra 3 giai đoạn phản ứng khác nhau:

  • Ức chế ( trong vòng 5 - 10 phút đầu): khi mới tiếp xúc với nước, cơ thể sẽ có phản xạ co mạch ngoại vi, khiến huyết áp tăng, tim đập nhanh, nhịp thở tăng và mạnh hơn.
  • Thích nghi ( tùy theo sức khỏe của mỗi người, kéo dài từ 30 - 120 phút - giai đoạn tiêu hao năng lượng): cơ thể bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện trong giai đoạn ức chế dần dần bình ổn lại và trở về trạng thái ban đầu. Lúc này, các động tác bơi, chân tay được phối hợp nhìn nhàng.

Trong lúc bơi cần quan sát xung quanh để tránh các vùng nước xoáy, dòng chảy xiết. Không bơi quá xa bờ hoặc xa các phương tiện cứu hộ.

  • Hồi phục (bù đắp): sau khi cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng trong giai đoạn thích nghi, thì bây giờ cần được bù đắp phần đã mất. 

Khi bạn thấy mỏi cơ, động tác phối hợp rời rạc, khồng đồng đều, nhịp nhàng...lúc này cơ thể đã báo hiệu cần được nghỉ ngơi. Nếu cứ tiếp tục bơi sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát.
Lúc này, bạn cần bơi gần vào bơi, gần phương tiện cứu hộ. Tiếp đến thả lỏng toàn thân để cơ thể trong tư thế nổi 3 - 5 phút rồi lên bờ. Nếu bị rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm chỗ kín gió, sưởi ấm, uống nước trà nóng.

3. Khi lên bờ

Cần nghỉ ngơi, thư giãn 5 - 10 phút trong nơi kín gió. Sau đó tắm tráng lại bằng nước ngọt. Lau khô người và chú ý lau sạch sẽ tai, mũi, mắt và uống một cốc trà đường nóng để cân bằng cơ thể.
Khi luyện tập bơi lội ở các bể bơi kinh doanh bạn phải lựa chọn những bể bơi có đội ngũ cứu hộ viên chuyên nghiệp, tận tụy, còn nếu bơi trong chính bể bơi gia đình bạn thì phải có người bơi cùng để đảm bảo an toàn cho bạn và cả người thân.