Hỗ trợ trực tuyến

Giỏ hàng của bạn

Tổng số sản phẩm trong giỏ hàng
Có 0 sản phẩm
Tổng giá trị đơn hàng
0 đ

Tin mới nhất

Bơi lội giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm nhưng cần chú ý điều này.

Cập nhật: 15/06/2019 04:08 - Lượt xem: 1811

Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho những người mắc bệnh lý về khớp, thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ bơi là sẽ mang lại hiệu quả, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn không bơi lội đúng cách. Đọc ngay bài viết để tìm hiểu cụ thể hơn.

Như bạn vẫn biết, bơi lội giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, kiềm chế quá trình thoái hóa khớp, phòng chống các bệnh về thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Do khi bơi đòi hỏi sự vận động của toàn bộ cơ thể, từ vùng cơ bụng, cơ đùi, đầu gối, cơ tay, dây chằng…Nhưng để bơi lội đạt hiệu quả tốt nhất cho những người bị khớp, thoát vị đĩa điểm, bạn cần chú ý.

Trước hết, những người mắc bệnh lý xương khớp, thoát vị đĩa đệm cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa, để đảm bảo tình trạng bệnh của mình có thể bơi lội được hay không?
Ngoài ra, bạn cần gặp huấn luyện viên bơi lội, để chắc chắn kiểu bơi nào phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Vì mỗi kiểu bơi đòi hỏi sự vận động của các cơ khác nhau.
Nếu chọn kiểu bơi không phù hợp, sai động tác cũng có thể khiến cho tình trạng của mình thêm nặng hơn.

Do vậy để bơi lội đạt hiệu quả cho những người bị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, cần chú ý:

  • Lựa chọn bài tập: những người bị bệnh lý về xương khớp nên tránh các hoạt động chân quá nhiều. Do vậy, nên lựa chọn các kiểu bơi sải, bơi ngửa, bơi bướm là tốt nhất, vì bơi ếch sẽ dồn lực vào đùi, ảnh hưởng đến phần xương hông.
Bơi sải là kiểu bơi đường thẳng, vươn người về phía trước mà không chịu trong lực nên phù hợp với người bị xương khớp, giúp giảm chấn thương.
  • Tuyệt đối phải khởi động làm ấm người trước khi xuống nước, tránh tình trạng thay đổi đột ngột có thể dẫn đến các biến chứng khác: đột quỵ, chuột rút, co cơ…- Buổi sáng ( trước 8h sáng) và chiều ( sau 17h chiều ) là thời điểm bơi thích hợp nhất. Tuyệt đối không bơi vào giữa trưa hoặc khi vừa ăn no hoặc quá đói. Tốt nhất là bơi sau khi ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
  • 30 – 45 phút là khoảng thời gian bơi lý tưởng và phải luyện tập đều đặn, hàng tuần. Ngoài ra, khi bơi nên tập luyện với cường độ vừa phải, tránh gánh sức quá.
  • Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về, cơ thể có nhiều mồ hôi, mệt mỏi…
  • Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe, chóng mặt, đau đầu, tê chân…thì cần dừng lại, lên bờ nghỉ ngơi tránh đột quỵ
Cũng theo các chuyên gia khuyến cáo, ngoài bơi lội bạn có thể kết hợp các bài tập treo xà cũng giúp cho tình trạng xương khớp, thoát vị đĩa điểm được cải thiện và giảm tần suất tái phát.
Đau nhức xương khớp mặc dù không gây tác hại ngay, nhưng về lâu dài sẽ khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, ngay khi bước sang độ tuổi 35 - là độ tuổi xương khớp bắt đầu thoái hóa, bạn nên luyện tập bơi lội hàng tuần để phòng tránh và hỗ trợ điều trị sau này.
Xây dựng bể bơi gia đình, bạn có thể thỏa sức luyện tập bơi lội hàng ngày dù mùa đông hay mùa hè, vừa bảo vệ sức khỏe lại an toàn, vệ sinh. Liên hệ với An Thái Pool để được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn thi công bể bơi cho gia đình bạn nhé.