Hỗ trợ trực tuyến

Giỏ hàng của bạn

Tổng số sản phẩm trong giỏ hàng
Có 0 sản phẩm
Tổng giá trị đơn hàng
0 đ

Tin mới nhất

10 LƯU Ý ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG KHI CHO TRẺ ĐI BƠI

Cập nhật: 18/06/2018 02:31 - Lượt xem: 4298

Bơi lội là hoạt động thể thao giúp phát triển chiều cao tuyệt đối, tăng cường sức đề kháng cùng sự dẻo dai cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên để có thể bảo vệ cho trẻ có một sức khỏe tốt nhất cũng như có một môi trường luyện tập bơi lội thật an toàn , chúng ta cũng cần lưu ý những vấn đề.

1. Chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng thiết yếu cho trẻ trước khi đi bơi

Các bé còn quá nhỏ để có thể tự chuận bị chăm lo những đồ dùng thiết yếu cho bản thân, vì vậy các mẹ phải chuẩn bị cho bé các đồ dùng các nhân như: quần áo thay, khăn bông lau khô, dầu gội, sữa tắm, đồ bơi, kính bơi, phao, mũ kem chống nắng, thuốc nhỏ mắt. 

Đồ dùng thiết yếu chuẩn bị cho trẻ khi đi bơi

2. Lựa chọn những bể bơi an toàn

Nên chọn lựa những bể bơi phù hợp với lứa tuổi của bé. Trong những ngày nắng gay gắt nhiệt độ cao, nên cho trẻ bơi trong những bể bơi bốn mùa có mái che để giúp bảo vệ thân nhiệt cho bé tránh bị cảm nắng.

Nên chọn những bể bơi có hệ thống xử lý nước tuần hoàn, nước trong xanh và lượng mùi clo vừa phải. Đặc biệt quan sát lượng người bơi trong bể, không quá đông để tránh trường hợp quá tải bể bơi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

3. Không để trẻ bơi vào lúc buổi trưa nắng gắt

Trong khoảng thời gian từ 11h đến 15h là khoảng thời gian nắng gay gắt, tuyệt đối không cho trẻ bơi vào khoảng thời gian đó để tránh bị cảm nắng. Sáng sớm hoặc chiều tối là khoảng thời gian tốt nhất để trẻ luyện tập bơi lội.

4. Cho trẻ khởi động toàn thân trước khi xuống bơi để tránh bị chuột rút hoặc đuối sức

Cho trẻ khởi động trước khi bơi

5. Không nên ăn nó trước hoặc sau khi bơi 

Trước khi bơi lội, nên cho trẻ ăn nhẹ những thức ăn nhanh để có thể đảm bảo trẻ không bị quá đói khi bơi. Bởi bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ như mất sức, chóng mặt
Bơi trong lúc quá no, các hoạt động cơ thể của trẻ là liên tục, màu sẽ dồn vào các cơ vận động làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn, gây đau dạ dày. Đặc biệt dưới áp lực của nước áp vào cơ thể rất dễ gây ra tình trạng nôn trớ cho trẻ.

6. Bảo vệ thân thể trẻ

Thời gian hợp lý cho mỗi lần tập bơi trẻ là trong khoảng 30p, Sau 30p bơi lội phải cho trẻ lên trên bờ để nghỉ ngơi.
Sau khi bơi, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ các vị trí như tai, mui, họng, miệng của trẻ. Dung bông lau sạch nước trong tai, nhỏ nước nhỏ mắt, xúc miệng bằng nước sạch.

Nếu trẻ có hiện tượng bị đau mắt đùn gỉ hoặc mắt đỏ, viêm tai chảy mủ, tắc mũi, sổ mũi, ho nhiều... phải tạm thời dừng ngay các hoạt động bơi lội cho trẻ.

Bảo vệ thân nhiệt trẻ

7. Đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ

Dù vào mùa hè, nhiệt độ có thể tăng cao, nhưng thân nhiệt trẻ nhỏ luôn có sức đề kháng yếu, một thay đổi nhiệt độ nhỏ cũng dễ gây ra ảnh hưởng cho trẻ, vì vậy luôn quan sát trẻ khi bơi lội nếu thấy dấu hiệu trẻ lạnh phải cho trẻ lên bờ và thay quần áo ngay, khi bơi xong cần tắm thật nhanh lau khô người cho trẻ.

8. Những trường hợp trẻ không thể tham gia luyện tập bơi lội

- Trẻ mắc các bệnh về hen phế quản

- Trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang...

- Trẻ bị viêm da
- Trẻ bị các vết thương hở
Để đảm sự an toàn cũng như sức khỏe tốt nhất cho trẻ luyện tập bơi, các mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.

Dạy trẻ bơi lội an toàn

9. Giáo dục trẻ những vấn đề khi đi bơi

Các mẹ cần dặn dò trẻ các vấn đề cần thiết khi đưa trẻ đi bơi như không được tự ý nghịch, đi một mình.
Không được đi vệ sinh tại bể, không được uống nước bể bơi...

10. Luôn luôn theo sau và quan sát từng hoạt động của trẻ

Luôn theo sát và để ý chừng mọi hoạt động của trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước, chuột rút…
---------------------------
⇒ Bạn cần xem thêm:
► ​Là 1 trong những trường hơp sau, các bạn tuyệt đối không được bơi lội
Nhiều tác dụng từ bơi lội mà bạn chưa biết

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại